Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

"Choáng" với dị vật tìm thấy trong thực quản người đàn ông có sở thích ngậm tăm đi ngủ

Đâm thủng dạ dày vì tăm

Anh Nguyễn Văn N. 39 tuổi, trú ở Hà Nội vào viện cấp cứu vì đau bụng dữ dội. Anh N. kể anh có sở thích ngậm tăm, nhiều khi còn ngậm cả que tăm lúc nằm vừa nghỉ ngơi, vừa xem ti vi. Đây được coi như cách thư giãn của anh.

Trong một lần vừa ăn cơm xong, cũng như mọi khi anh ngậm chiếc tăm dài và nằm ngủ. Lúc nào anh cũng tự tin tăm chỉ trong miệng không thể trôi xuống được thực quản, những chuyện nuốt tăm chỉ có trên báo chứ không bao giờ nghĩ bản thân mình cũng thế.

Ngủ quên, chiếc que tăm đã bị nuốt vào trong nhưng lúc đó anh N. không thấy có dấu hiệu gì nên đi ngủ tiếp.

Anh N kể đến sáng hôm sau có giấu hiệu đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn. Khi các triệu chứng đau này có dấu hiệu nặng. Anh N. tới phòng khám để khám. 

Choáng với dị vật tìm thấy trong thực quản người đàn ông có sở thích ngậm tăm đi ngủ - Ảnh 1.

Que tăm đâm thủng dạ dày của anh N.

Tại đây, qua nội soi dạ dày cho thấy có một vật là que tăm có kích thước khoảng 5cm đâm xuyên qua bề mặt của niêm mạc dạ dày, đâm xuống hành tá tràng gây chảy máu hành tá tràng. Các bác sĩ đã gắp dị vật ra an toàn bằng công nghệ nội soi. Khoảng 1 tiếng sau, bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường và có thể đi làm luôn ngay trong sáng đó.

Anh Nguyễn Văn T. (41 tuổi, trú ở phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) đến Bệnh viện Quốc tế Vinh trong tình trạng đau bụng dữ dội đã 2 ngày, kèm theo triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi.

Sau khi tiếp nhận, qua thăm khám và tiến hành nội soi, các Bác sĩ phát hiện có 1 dị vật trong dạ dày của bệnh nhân T.

Ngay sau đó, Bác sĩ đã tiến hành nội soi để lấy dị vật ra ngoài. Điều bất ngờ khi di vật đó là 1 cái tăm nhọn dài 7cm.

Trường hợp của anh T lúc nội soi bác sĩ phát hiện có dị vật nằm ở mặt sau hành tá tràng, một đầu nhọn cắm vào thành ruột gây chảy máu. 

Có thể tử vong

Theo Giáo sư Đào Văn Long – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ông thường xuyên gặp các bệnh nhân bị di vật đường tiêu hoá, trong đó có tăm xỉa răng.

GS Long chia sẻ nhiều người có sở thích ngậm tăm ăn xong cứ ngậm tăm thậm chí uống nước vẫn ngậm tăm và nhiều khi tăm bị chui vào thực quản xuống dja dày gây tổn thương cho đường tiêu hoá.

Giáo sư Long cho biết dị vật đường tiêu hóa là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm. Với những dị vật có hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, chảy máu, nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Việc nội soi lấy dị vật thường rất khó, khi thất bại phải chấp nhận phẫu thuật.

Choáng với dị vật tìm thấy trong thực quản người đàn ông có sở thích ngậm tăm đi ngủ - Ảnh 2.

Tăm lấy từ dạ dày của bệnh nhân

Những vật dị vật này đi vào cơ thể do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, trẻ em chơi đồ chơi…Lứa tuổi thường gặp nhất là 6 tháng - 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ rất tò mò và hay cho vào miệng các vật cầm chơi. Còn người lớn chủ yếu là nuốt phải tăm, hóc xương…

Giáo sư Long cho biết người bệnh có thể cảm nhận được có các dấu hiệu mắc dị vật đường tiêu hóa liên quan đến kích thước to hay nhỏ, thời gian mắc sớm hay muộn. Tuy nhiên, trên thực tế có một số bệnh nhân bị mắc phải dị vật lúc nào cũng không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu đau bụng dữ dội, đi khám bệnh thầy thuốc mới phát hiện dị vật. 

Có thể phân chia các triệu chứng mắc dị vật làm 2 nhóm: mắc tại thực quản và mắc tại dạ dày. 

Khi mắc dị vật trên thực quản, bệnh nhân thường có các triệu chứng như sau: nuốt vướng, nuốt nghẹn, đau khi nuốt, đau sau xương ức, ở trẻ em có thể quấy khóc hoặc buồn nôn và nôn; bệnh nhân có thể khạc ra máu nếu các dị vật gây biến chứng ở thực quản như viêm, áp-xe... Nếu mắc dị vật ở dạ dày có dấu hiệu: đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, đầy bụng, chậm tiêu. 

Để xác định dị vật, các bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi dạ dày ống mềm để chẩn đoán, xác định vị trí của dị vật, can thiệp điều trị, lấy dị vật qua nội soi dễ dàng. Đối với các trường hợp không lấy được dị vật vì to quá, hoặc có thể gây nguy hiểm trong quá trình thao tác hoặc dị vật đã gây biến chứng, cần phải phẫu thuật.

Giáo sư Long cho biết khi phát hiện bị mắc dị vật, điều quan trọng nhất là cần phải đến ngay các bệnh viện, trung tâm y tế, nhất là các cơ sở có trang bị máy nội soi và Thầy thuốc có kinh nghiệm  để nhanh chóng chẩn đoán và can thiệp điều trị qua nội soi. 

Bệnh nhân khi biết mình bị dị vật không nên dùng các bài thuốc Nam hoặc chữa bằng mẹo vặt... vì không khỏi, mà để muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét